Cập nhật ngày 13/11/2013
Kính thưa các đồng chí. Nhân buổi sinh hoạt chuyên đề về “phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp năm 2013” do Công đoàn Cơ sở và Chi đoàn Trung tâm Văn hóa phối hợp với các Công đoàn cơ sở và Chi đoàn trực thuộc SVHTTDL tổ chức. Đến tham gia buổi sinh hoạt hôm nay tôi xin kể mẩu chuyện “Không ai được vào đây” của tác giả Nguyễn Việt Hồng về tính dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kính thưa các đồng chí. Có ai đã từng nói, “chúng ta không thể trở thành Hồ Chí Minh, nhưng chỉ cần học ở Bác một đức tính thì sẽ sống tốt hơn nhiều”. Thật vậy, cả cuộc đời Bác sống, chiến đấu, hy sinh không mệt mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng, nhân cách cao đẹp của Người mãi là tấm gương sáng để mọi thế hệ noi theo về ý chí, nghị lực, lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người, hết lòng phục vụ nhân dân; là tấm gương “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Đây là một trong những chuyện kể sâu sắc về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.
Chuyện kể rằng:
Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu hội đồng nhân dân cấp huyện xã…Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.
Khi Bác đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý Bác nói.
Ai đến trước, viết trước và bỏ phiếu trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.
Hôm đó có nhà báo Ma Cường đi theo đoàn. Trong suy nghĩ của nhà báo Ma Cường thì đây là “hạnh phúc một đời người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” khi được chụp Bác bỏ phiếu. Rất nhanh, nhà báo Ma Cường đưa máy lên định chụp, nhưng Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường.
Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải đảm bảo tự do và bí mật cho công dân.
Nhà báo Ma Cường buông máy nhưng vẫn thấy lòng hạnh phúc.
Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác cũng không cho ai gợi ý cả, Bác nói.
Ấy đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng ủy hướng dẫn danh sách để ai, xóa ai đâu nhe. Đưa lý lịch những người ứng cử để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Bác tự bầu.
Qua mẩu chuyện kể trên, chúng ta có thể khẳng định rằng Phong cách quần chúng, phong cách dân chủ và phong cách nêu gương trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Dân chủ là phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể. Nêu gương là phải làm gương trong mọi công việc từ việc nhỏ đến việc lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặc phải cần, kiệm, liêm chính chí công vô tư, phải nói đi đôi với làm. Vì vậy là một cán bộ, đảng viên, bản thân tôi rất tâm đắc rút ra bài học kinh nghiệm qua mẩu chuyện trên để bản thân phấn đấu làm theo gương Bác và tự rèn luyện, điều chỉnh trong thời gian làm việc của mình cụ thể như sau:
* Đối với bản thân:
Một là, Đối với mình, luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, có cuộc sống lành mạnh, nói phải đi đôi với làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm và không đùn đẩy trách nhiệm khi được cấp trên giao. Nghiên cứu và học hỏi những điều mới để bổ sung kiến thức nhằm phục vụ tốt cho công tác chuyên môn, làm việc với tinh thần quyết tâm cao, làm cho bằng được, không qua loa hình thức, làm việc thật sự hiệu quả. Luôn rèn luyện ý thức tiết kiệm chống lãng phí theo tinh thần chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Hai là, Đối với người, bản thân luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ trong đơn vị, không bè phái cục bộ chia rẽ nội bộ, giữ gìn thái độ chân thành, khiêm tốn, hòa nhã với đồng nghiệp, ứng xử linh hoạt với mọi người xung quanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc, luôn phát huy tính dân chủ thật sự, mở rộng dân chủ, phát huy tốt sức mạnh của tập thể, từ đó tạo ra sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị.
Ba là, Đối với việc, tôi luôn chấp hành tốt sự phân công của cấp trên. Thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phục trách. Luôn biết lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể, tôn trọng và khách quan, trao đổi thẳng thắn, động viên khuyến khích đồng nghiệp sáng tạo và đề xuất những ý tưởng mới nhằm hoàn thành công việc được giao một cách có khoa học, biết tiết kiệm thời gian và công sức, phát huy năng lực. Trong làm việc có tác phong dân chủ, tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, phấn khởi, đồng tâm hiệp lực vượt qua khó khăn cùng chia sẻ với tập thể. Đồng thời, phát huy và đề cao quyền dân chủ thật sự trong cơ quan.
* Đối với tổ chức Công đoàn:
Lực lượng CNVCLĐ của đơn vị có lập trương tư tưởng vững vàng, luôn giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, đời sống luôn được ổn định, an tâm trong công tác; có tinh thần vượt khó đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau; nhiệt tình, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiện vụ được giao.
BCH CĐCS Thư viện đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể, duy trì hoạt động phong trào thường xuyên, luôn tổ chức họp lệ BCH Công đoàn và phát huy tốt công tác dân chủ cơ sở. Từng công đoàn viên luôn thể hiện đúng vai trò của người lao động, lấy hiệu quả công việc làm thước đo năng lực, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Tạo được mối quan hệ gắn kết giữa Công đoàn cấp trên trực tiếp và các Công đoàn cơ sở trong Cụm và các Công đoàn bạn có được sự gần gũi, gắn bó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ, giúp đỡ cùng nhau hoạt động có hiệu quả.
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan đã thật sự phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, những nội dung cán bộ, công chức, viên chức được biết, được tham gia ý kiến, được giám sát, kiểm tra đã được thực hiện toàn diện và đầy đủ, qua đó tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có nhiều chuyển biến, kỷ cương, kỷ luật được tăng cường, nội bộ cơ quan đoàn kết, đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Các ứng xử trong cơ quan đều dựa trên cơ sở các Quy chế đã được ban hành do đó không để xẩy ra mất công bằng hoặc thiên vị, mất đoàn kết, tạo được khí thế thi đua, phấn khởi làm việc trong mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó việc quán triệt, thực hiện Quy chế dân chủ được lồng ghép với việc tuyên truyền, triển khai, quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, với việc phổ biến các văn bản pháp luật như: Luật Công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Lao động 2013…và triển khai nhiều văn bản quy phạm pháp luật; gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ quan với các cuộc vận động, các phong trào do Công đoàn viên chức, Cụm công đoàn phát động, đặc biệt là gắn với việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Kính thưa các đồng chí! Để vận dụng đúng đắn, sáng tạo và hiệu quả phong cách quần chúng, phong cách dân chủ, phong cách nêu gương của Bác, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt các nguyên tắc chủ yếu sau:
Một là, tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên công chức, viên chức có nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ; về mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ.
Hai là, nâng cao chất lượng sinh hoạt định kỳ; xây dựng, ban hành các quy định cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ trong BCH cấp ủy và tổ chức công đoàn.
Ba là, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình trong hoạt động; tăng cường kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Công đoàn, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế hoạt động của BCH và tổ chức Công đoàn.
Đây là cơ sở để mỗi cán bộ, công chức, viên chức có được nhận thức đúng đắn về yêu cầu phải giữ gìn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể; cần có ý thức trau dồi phẩm chất chính trị, tư tưởng; nghiêm túc khắc phục những khuyết điểm trong phong cách làm việc, phong cách sống, lối sống, thói quen làm việc, thói quen sinh hoạt… để rèn luyện nhân cách người cán bộ cách mạng, thực sự xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
TIN: KIM NGÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét