(24/09/2013)
Trong những năm qua, bà con nông dân khu vực địa bàn xã Mỹ
Tân, TP.Cao Lãnh, chủ yếu sản xuất theo hướng độc canh cây lúa nhưng
hiệu quả không cao vì diện tích nhỏ lẻ, phân tán. Vì thế, đời sống của
nhiều hộ gia đình còn gặp khó khăn.
Mô hình trồng rau theo hướng an toàn tại ấp 1, xã Mỹ Tân,
TP.Cao Lãnh
|
Trước tình hình đó, anh Dương Văn Phương ngụ ấp 1, xã Mỹ
Tân, TP.Cao Lãnh, đã mạnh dạn chuyển đổi từ canh tác lúa sang trồng rau muống,
mô hình này mang lại hiệu quả cao, đời sống gia đình anh được cải thiện. Riêng
trong năm 2012, với diện tích đất khoảng 3.000m2, gia đình anh Phương trồng rau
muống theo quy trình sản xuất an toàn. Mô hình cho thu nhập khoảng 2-3 triệu
đồng/vụ (mỗi vụ khoảng 30 ngày, bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 9 vụ). Anh
Phương khẳng định, trồng rau muống thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế gấp
nhiều lần so với trồng lúa. Ngoài ra, việc trồng rau muống cũng thích hợp với
những nông hộ có diện tích đất canh tác nhỏ, thiếu vốn.
Theo kinh nghiệm của anh Phương, kỹ thuật trồng rau muống
rất đơn giản, khâu làm đất để trồng rau giống như làm lúa, chỉ khác là phải cấy
thành hàng, nên chọn nền đất cao ráo, tầng canh tác dày, đất tơi xốp, có bờ bao
để tránh ngập nước và có hệ thống thoát nước tốt. Đồng thời, phải dọn các tàn
dư cây trồng ở vụ trước để loại bỏ nơi trú ẩn của côn trùng, sâu bệnh gây hại
cho cây trồng. Cự li mỗi cây cách nhau khoảng 3 - 4cm (trước khi cấy, rau muống
được gieo sạ, khi rau cao khoảng một gang tay thì trồng).
Rau muống từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch khoảng hơn 20
ngày nên nông dân có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Về giống, hiện nay rau
muống chủ yếu dùng các giống địa phương. Gồm 2 giống chính: giống thân tím và
thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là rau muống thân trắng.
Để phát triển các mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn,
UBND xã Mỹ Tân thường xuyên có các lớp tập huấn, tuyên truyền cho người nông
dân chú ý việc phòng trừ sâu bệnh hại trên rau muống. Khi sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, không dùng nhiều lần cùng một loại thuốc, phải luân phiên các loại
thuốc với nhau để tránh khả năng kháng thuốc của các loại dịch hại. Việc xây
dựng các mô hình sản xuất rau an toàn không chỉ mang lại lợi nhuận cao đối với
người sản xuất mà còn giúp người dân làm quen với kỹ thuật sản xuất hiện đại,
giảm đáng kể công lao động, chi phí vật tư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải
thiện sức khỏe người sản xuất...
Cũng
từ các mô hình này đã tác động sâu sắc đến việc thay đổi tập quán canh tác,
giúp nông dân quen dần sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Song song đó,
các ngành chuyên môn cần thực hiện nhiều mô hình thí điểm để tuyên truyền vận
động người nông dân áp dụng trong sản xuất rau màu góp phần tăng thêm thu nhập.H.A
Báo Đồng Tháp online
Trích nguồn: http://snnptnt.dongthap.gov.vn/wps/portal/snnptnt/!ut/p/c1/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN3XxMzA89AR_8wkxBLA4NQY_1wkA5kFaGerkAV3j7-xp6GhgZO5hB5AxzA0UDfzyM_N1W_IDs7zdFRUREABm3pwg!!/dl2/d1/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnB3LzZfVVRGRkxVRDQwRzk4MDBJUVA0Rks3SjIwUTI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/SNNPTNT/sitsnnptnt/sitamohinhsanxuathieuqua/rau+muon+an+toan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét