Trang

6/10/13

Hội thảo bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương cá tra

(16/03/2011)
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.
Hội thảo bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương cá tra
Cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sản lượng cá tra ở ĐBSCL đạt từ 1,2-1,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, chiếm 25-28% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản. Năm 2010 tại Đồng Tháp, diện tích nuôi thủy sản là 7.853 ha trong đó cá tra chiếm 20% (1.584 ha), sản lượng 351.905 tấn.
            Hiện nay sản xuất cá tra đang phát triển mạnh, nhu cầu về con giống tăng cao, mỗi năm cần từ 1,8 tỷ đến 2,0 tỷ con. Hiện nay toàn vùng ĐBSCL có khoảng 200 trại sinh sản cá bột, với trên 4000 hộ ương cá giống, diện tích hơn 2.250 ha. Đồng Tháp có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra, trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh, 05 trại giống cấp huyện, khoảng 2000 hộ ương giống.
            Tuy nhiên vì lợi nhuận trước mắt, đã dẫn đến tình trạng cơ sở ương giống hình thành không đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo qui định, sản xuất giống chạy theo số lượng, bán con giống cỡ nhỏ, không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, đàn cá bố mẹ không được chú ý nuôi dưỡng, lạm dụng kích dục tố liều cao để ép cá đẻ nhiều lần, trứng non và nhỏ, phát triển không đồng đều, cá bột rất yếu, dễ chết, dẫn đến tỷ lệ ương giống rất thấp.
            Mặc khác, tỷ lệ sống trong ương cá giống giảm cũng do các nguyên nhân như: thoái hóa giống cá; nguồn nước sử dụng để ương cá không đảm bảo vệ sinh dẫn đến cá chết do nhiễm bệnh ký sinh trùng và các bệnh nguy hiểm khác; không cải tạo ao và chất lượng nước ao ương; sử dụng hóa chất và phế phẩm sinh học để xử lý ao ương không đúng cách; nhiều hộ ương giống không biết được chỉ tiêu đo đạt NH3 và NO2 xử lý để tránh ô nhiễm ao nuôi; vận chuyển khoảng cách xa…
            Hội thảo đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra:
            - Thay đổi đàn cá bố mẹ của các trại giống bằng cách chọn lọc giống: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã chọn ra được những giống cá có ưu thế nổi trội,chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng, tính kháng bệnh gan thận mủ, trọng lượng tăng trưởng 13% sau một thế hệ và tỉ lệ phi-lê tăng 0,9% thông qua chọn lọc. Từ năm 2010 đến năm 2011, Viện sẽ cung cấp 100.000 cá hậu bị để thay đổi đàn cá bố mẹ hiện có. Trong tương lai, Viện sẽ tiến hành ứng dụng sinh học phân tử trong công tác chọn lọc giống nhằm tăng nhanh hiệu quả chọn lọc và chọn lọc những giống cá tra chịu mặn lợ.
            - Phổ biến kỹ thuật trong khâu ương giống để nâng cao chất lượng cá giống: triển khai các lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật cho các cơ sở ương giống.
            - Tăng cường công tác quản lý điều kiện sản xuất kinh doanh giống.
- Tập huấn phòng trị bệnh trên cá: các hộ ương giống thường tự sử dụng thuốc để phòng ngừa bệnh mà ít liên hệ với cán bộ kỹ thuật ở địa phương. Cho nên, tập huấn phòng trị bệnh không chỉ tập trung vào các hộ ương giống mà phải tập trung ở các cửa hàng, đại lý bán thuốc và hóa chất nhằm nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn sử dụng thuốc trị bệnh cho cá.

Việt Anh
Phòng NCKH&TT

Trích nguồn: http://snnptnt.dongthap.gov.vn/wps/portal/snnptnt/!ut/p/c1/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwN3XxMzA89AR_8wkxBLA4NQY_1wkA5kFaGerkAV3j7-xp6GhgZO5hB5AxzA0UDfzyM_N1W_IDs7zdFRUREABm3pwg!!/dl2/d1/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnB3LzZfVVRGRkxVRDQwRzk4MDBJUVA0Rks3SjIwUTI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/SNNPTNT/sitsnnptnt/sitakythuatnuoitrong/sitathuysan/hoi+thao+ban+giai+phap+nang+cap+ty+le+song+trong+uong+ca+tra1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét